Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, hay Thiên Thủ Thiên Nhãn, là biểu tượng quan trọng trong văn hóa Phật giáo. Tượng không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn là tác phẩm nghệ thuật độc đáo, phản ánh tinh hoa của nghệ thuật chạm khắc Việt Nam. Sử dụng chất liệu gỗ mít, kết hợp với kỹ thuật sơn son thếp vàng, tượng Phật Bà Quan Âm không chỉ bền đẹp mà còn mang giá trị thẩm mỹ và tâm linh cao.
Mục lục
1. Chất Liệu Gỗ Mít
Gỗ mít là lựa chọn hoàn hảo để tạc tượng Phật vì tính bền, dễ chạm khắc và khả năng chống mối mọt tự nhiên. Gỗ mít có màu vàng nhạt, khi được sơn son thếp vàng, tạo nên vẻ đẹp trang nhã và ấm áp. Gỗ mít còn mang ý nghĩa phong thủy, tượng trưng cho sự trường thọ, phú quý và sự phát triển bền vững.
2. Ý Nghĩa Tâm Linh của Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay mang nhiều ý nghĩa sâu sắc:
- Nghìn Mắt: Biểu trưng cho trí tuệ siêu việt, khả năng thấu hiểu và nhìn thấy mọi khổ đau của chúng sinh.
- Nghìn Tay: Biểu trưng cho lòng từ bi vô lượng, sẵn sàng cứu giúp và che chở tất cả mọi người.
Thờ cúng tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay giúp tăng cường lòng nhân ái, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
3. Quy Trình Sản Xuất Tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay
Quy trình sản xuất tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ mít sơn son thếp vàng của Đồ thờ Khai Minh đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật cao. Từ khâu chọn gỗ, đục đẽo, sơn lót, sơn son cho đến thếp vàng, mỗi bước đều được thực hiện cẩn thận bởi những nghệ nhân lành nghề.
- Chọn Gỗ: Gỗ mít được chọn phải là loại gỗ chất lượng, không có khuyết điểm và đủ độ tuổi để đảm bảo độ bền.
- Chạm Khắc: Người thợ chạm khắc phải có kỹ năng cao để tạo ra những đường nét tinh xảo, sống động.
- Sơn Son và Thếp Vàng: Quá trình sơn theo lối sơn mài cổ truyền. Quá trình sơn son và thếp vàng được thực hiện nhiều lớp, đòi hỏi thời gian và sự tỉ mỉ để đạt được độ bóng và độ bền tối ưu.
4. Kỹ Thuật Sơn Son Thếp Vàng
Sau khi xong phần mộc, Đồ thờ Khai Minh sẽ tiến hành hoàn thiện sơn son thếp vàng. Sơn son thếp vàng là kỹ thuật truyền thống, yêu cầu sự tỉ mỉ và khéo léo của người thợ. Quá trình này bao gồm các bước:
- Sơn Lót: Bề mặt gỗ được sơn một lớp lót để tạo độ bám dính cho lớp sơn son và vàng lá. Sơn lót cần sơn nhiều nước và kết hợp với mài nước tạo độ nhẵn bóng tuyệt đối. Sau quá trình làm vóc thì đến tiếp quy trình sơn son và thếp vàng.
- Sơn Son: Lớp sơn son (sơn đỏ) được phủ lên bề mặt tượng, tạo nền cho việc thếp vàng.
- Thếp Vàng: Lá vàng mỏng được dán lên bề mặt sơn son, tạo nên vẻ ngoài lộng lẫy và quý phái cho tượng. Sau phần thếp vàng những nơi cần đi lại sơn để tại điểm nhấn thì hoàn thiện xong.
5. Lợi Ích Khi Sở Hữu Tượng Phật Bà Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay
- Mang Lại Bình An: Thờ cúng tượng Phật Bà Quan Âm giúp nơi thờ cúng cảm nhận được sự linh thiên, Tượng Phật Bà Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay với kích thước nhỏ thường được thờ tại gia, hoặc cũng có nơi thờ tại ban cao nhất của đền điện. Với kích thước lớn được thờ tại các chùa với không gian rộng thể hiện vẻ uy nghi.
- Giá Trị Thẩm Mỹ Cao: Tượng được chạm khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy, là điểm nhấn nghệ thuật trong không gian thờ cúng.
6. Bảo Quản
Để bảo quản tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, cần lưu ý:
- Tránh Ánh Nắng Trực Tiếp: Đặt tượng ở nơi tránh ánh nắng trực tiếp để không làm phai màu và hư hỏng lớp thếp vàng.
- Lau Chùi Định Kỳ: Dùng khăn mềm lau chùi bụi bẩn, tránh sử dụng hóa chất tẩy rửa.
- Kiểm Tra Định Kỳ: Kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm và xử lý các vết nứt hoặc bong tróc.
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ mít sơn son thếp vàng là sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật và tâm linh. Đồ thờ Khai Minh chuyên sản xuất Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay với các kích thước khác nhau từ chất liệu gỗ như: Gỗ Mít. Gỗ đã xử lý chống mối mọt, gỗ lõi không rác đảm bảo chất lượng và độ bền cao. Để tư vấn và đặt tượng vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát, ở Việt Nam thường hay gọi là Phật Bà Nghìn Tay Nghìn Mắt, cũng là một hiện thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, chính là một biểu pháp vô cùng từ bi của Bồ Tát cho chúng ta. Biểu pháp của Ngài là gì, là dạy cho chúng ta thấy khi mắt thấy chúng sinh khổ nạn, liền lập tức đưa tay ra giúp đỡ, che chở cho họ mà không được chậm trễ, không do dự, không có chút hối hận, là phải tận tâm tận lực giúp đỡ họ.
Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay bắt nguồn từ các hình tượng Ấn Độ giáo cổ xưa với các vị thần: Brahma 4 mặt, Vishnu 8 tay, Shiva 4 tay, 6 tay, Yama trăm tay trăm đầu…
Khi phật giáo truyền sang Trung Quốc, hình tượng này được bản địa hóa trong câu truyện cổ tích Chúa Ba Diệu Thiện. Để cứu cha mình, công chúa thứ ba Diệu Thiện (hóa thân của Quan Âm) đã chặt một tay, móc một mắt làm thuốc, dù trước đó cha đã đối xử tàn tệ với bà khi bà muốn đi tu. Từ đó hình tượng Quan Âm với nghìn cánh tay, nghìn con mắt thể hiện cho sự cứu độ vô hạn của Quan Âm. Người Việt Nam dưới đời Lê còn đi xa hơn nữa khi cho rằng nơi Chúa Ba tu hành chính là chùa Hương ở Hà Tây !.
Những tượng Quan Âm nhiều tay cổ nhất ở VN cũng chỉ có mười mấy tay, rồi tăng lên 42 tay, một trăm tay, rồi mấy trăm tay, và đạt đỉnh điểm là 1113 tay ở chùa Mễ Sở, trong mỗi bàn tay có 1 con mắt. Kèm theo đó là từ một đầu thành 3 đầu, rồi 11 đầu.
Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay có thể được bày trên chính điện, hoặc bên cạnh, thậm chí là một tòa điện riêng. Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn (thực ra có 18 tay) ở chính điện chùa Cao (An Phụ). Pho tượng này còn được gọi là Quan Âm Chuẩn đề, vì hai bàn tay ở giữa bắt ấn Chuẩn đề, một loại ấn tối cao trong Phật giáo đại thừa.