1. Khái Niệm và Ý Nghĩa Của Thiều Châu
Thiều Châu là một sản phẩm đồ thờ cao cấp, giống như phần ngoài cùng của khám thờ, được cấu tạo chính từ cột chia các ô đục hình chữ nhật, bên trên cùng và bên ngoài là chương, trong ô cũng được đục chạm rất cầu kỳ, bên trong là tầng lèo của thiều châu. Thiều châu thường được sử dụng trong các ban thờ tư gia, nhà thờ họ, đình chùa, đền thờ… để tôn kính các vị thần linh, tổ tiên. Sản phẩm này không chỉ mang giá trị tâm linh mà còn là một tác phẩm nghệ thuật với sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật chạm khắc và sự tinh tế trong thiết kế. mang lại sự sang trọng, cổ kính, phù hợp với nét văn hóa người Việt, thể hiện được sự thành kính với vấn những đề tâm linh.
2. Hoa Văn Họa Tiết Của Thiều Châu
Hoa văn họa tiết trên Thiều Châu thường rất phong phú và đa dạng, bao gồm các hình ảnh rồng, phượng, từ quý: tùng, cúc, trúc, mai, ngũ phúc, hạc đứng trên rùa, hoa sen, mây trời và các họa tiết trừu tượng mang tính nghệ thuật cao. Mỗi hoa văn đều mang một ý nghĩa riêng, biểu trưng cho sự quyền uy, cao quý và sự bình an, hạnh phúc.
3. Sử Dụng
Thiều Châu cửa võng thường được sử dụng trong các không gian thờ cúng, nơi tôn kính tổ tiên và các vị thần linh. Sản phẩm không chỉ mang lại sự trang trọng cho không gian thờ cúng mà còn giúp tăng cường năng lượng phong thủy, mang lại may mắn và bình an cho gia chủ.
4. Cách Treo Và Bài Trí
Khi bài trí Thiều Châu, cần đặt sản phẩm ở vị trí trung tâm và trang trọng nhất của bàn thờ. Nếu gian thờ có 2 tầng cột thì thiều châu thường được treo ở tầng cột sau, phía ngoài là treo cửa võng để tạo cảm giác tầng tầng lớp lớp. Thiều châu được đặt phía trong trên bàn thờ gia tiên hay bàn thờ truyền thống khác như nhà thờ họ, đền, điện… Nên kết hợp với các vật phẩm thờ cúng khác như hoành phi câu đối, cửa võng, bàn thờ, ngai thờ… để tạo nên một không gian thờ cúng hoàn hảo và hài hòa.
5. Kích Thước Của Thiều Châu
Thiều Châu có nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với từng không gian thờ cúng. Kích thước cần được người thợ đo trực tiếp và có sự tính toán tỷ mỷ để treo được ăn khớp tránh việc đo đạc qua loa khiến bộ thiều châu không vừa.
6. Chất Liệu Gỗ
- Gỗ Dổi: Chất liệu gỗ nhẹ, bền chắc, có màu sắc sáng đẹp, thường được sử dụng trong các sản phẩm đồ thờ cao cấp.
- Gỗ Mít: Gỗ mít có mùi thơm nhẹ, màu vàng tươi sáng, bền chắc và dễ chạm khắc.
- Gỗ Gụ: Gỗ gụ có màu nâu sẫm, vân gỗ đẹp, độ bền cao, thường được sử dụng trong các sản phẩm nội thất và đồ thờ cao cấp.
- Gỗ Hương: Gỗ hương có mùi thơm đặc trưng, màu sắc đỏ đẹp, rất bền và chắc chắn.
- Gỗ Vàng Tâm: Gỗ vàng tâm có màu vàng sáng, bền chắc, thường được sử dụng trong các sản phẩm đồ thờ cao cấp.
7. Chất Liệu Sơn
- Sơn Son Thếp Vàng, thếp bạc: Là loại sơn cổ truyền đặc trưng của Việt Nam, mang lại vẻ đẹp rực rỡ, sang trọng và quý phái. Do sơn son thếp vàng là loại sơn mang tính chất cổ truyền theo lối sơn mài nên không phải chất gỗ nào cũng kết hợp được. 3 chất gỗ phù hợp với sơn son thếp vàng, thếp bạc được người làng nghề Sơn Đồng từ xưa tới nay áp dụng: gỗ Dổi, gỗ Mít, gỗ Vàng tâm. Để có bộ đồ thờ đẹp và bền theo thời gian bạn hãy liên hệ với người thợ trong làng nghề để được tư vấn cụ thể không nên áp dụng theo cảm nghĩ của mình.
- Sơn PU: Bảo vệ gỗ tốt, tạo độ bóng, dễ vệ sinh, phù hợp với hầu hết các loại gỗ, thời gian nhanh.
8. Đặt Mua Tại Đồ Thờ Khai Minh
Đồ thờ Khai Minh tự hào là địa chỉ cung cấp Thiều Châu uy tín và chất lượng. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy những sản phẩm đồ thờ được làm từ các loại gỗ quý, chạm khắc tinh xảo và sơn son thếp vàng cao cấp. Khai Minh cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm không chỉ đẹp mắt mà còn có giá trị tâm linh sâu sắc.
Hãy đến với Đồ Thờ Khai Minh để trải nghiệm và lựa chọn cho mình những sản phẩm Thiều Châu cao cấp, góp phần tạo nên không gian thờ cúng trang trọng, uy nghiêm.