Giá: Liên hệ

Định Nghĩa

Kiệu rước là một loại phương tiện trang trọng, linh thiêng, được chế tác từ gỗ cao cấp và hiện nay được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, lễ hội truyền thống, hoặc các sự kiện quan trọng. Ngoài ra, trong lịch sử, kiệu rước còn được sử dụng để rước những bậc danh quan, những người có công lớn với đất nước, thể hiện sự tôn vinh và tri ân đối với những cống hiến của họ. Kiệu rước thường được trang trí công phu và mang ý nghĩa thiêng liêng, biểu tượng cho sự tôn kính và uy nghiêm.

Kiệu bát cống
Kiệu bát cống

Ý Nghĩa của kiệu rước

Lễ rước kiệu là một phần của văn hóa truyền thống được kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ. Kiệu rước không chỉ là phương tiện vận chuyển mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Nó tượng trưng cho sự kính trọng đối với các bậc thánh nhân, tổ tiên, và các nhân vật tôn quý trong xã hội. Trong các nghi lễ truyền thống, kiệu rước giúp thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và các vị thần linh.

Các loại kiệu rước và hình dạng kết cấu

Kiệu rước bằng gỗ có hình dáng đa dạng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và vùng miền. Thông thường, kiệu có hình hộp chữ nhật hoặc vuông, được trang trí bằng các hoa văn, họa tiết tinh xảo. Kết cấu của kiệu rước bao gồm các phần chính như thân kiệu, mái che, và các thanh đòn để khiêng. Thường thấy các loại kiệu rước sau:

Kiệu rước 4 người khiêng (Kiệu Long đình, kiệu Song hành, kiệu song loan, kiệu rước Hoa, kiệu rước lễ, kiệu rước nước, kiệu rước bánh, kiệu rước di ảnh Bác Hồ…),

Kiệu rước 8 người khiêng (Kiệu bát cống, Kiệu Ngọc lộ, Kiệu võng …), trong đó kiệu bát cống có kiệu bát cống long đình hoặc kiệu bát cống bành.

Kiệu rước 16 người khiêng (Kiệu thập lục cống)…

Mẫu Kiệu Long Đình đẹp
Mẫu Kiệu Long Đình đẹp

Tùy vào các mẫu kiệu rước khác nhau mà kết cấu của kiệu lại khác nhau. Các loại kiệu đều có cần có đòn kiệu, bên trên đòn kiệu có thể là bành kiệu (loại giống như 1 chiếc ghế tựa có 2 bên tay ghế chạm đôi rồng hướng ra bên ngoài) gọi là kiệu bành.  Bên trên cũng có thể là Long đình (kết cấu như ngôi đình 8 mái) gọi là Kiệu long đình, nếu Long đình nằm trên đòn có 8 người khiêng thì gọi là bát cống Long đình. Bên trên nếu có dạng mui luyện thì gọi là kiệu Ngọc Lộ. Kiệu 4 người khiêng đục đòn 2 Rồng bên hông đục Hổ phù thì gọi là Song hành. Còn bên trên thay bành bằng mui luyện được gọi là Song Loan.

Sử Dụng

Kiệu rước thường được sử dụng trong các lễ hội truyền thống, lễ rước kiệu, lễ hội làng, và các sự kiện tôn giáo quan trọng. Những người khiêng kiệu, thường là những thanh niên khỏe mạnh, sẽ di chuyển theo nhịp bước đồng bộ, tạo nên không khí trang trọng và uy nghi.

Kiệu bát cống
Kiệu bát cống

Cách Bài Trí

Kiệu rước thường được đặt ở nơi trang trọng trong các nghi lễ, như sân đình, nhà thờ, hoặc trước cửa đình làng. Trên kiệu, thường đặt các đồ vật thiêng liêng như bài vị, tượng thờ, hoặc các vật phẩm biểu tượng. Kiệu được trang trí bằng các dải lụa, hoa tươi, và các phụ kiện lấp lánh để tăng thêm phần lộng lẫy.

Kích Thước và Mẫu Mã

Kích thước của kiệu rước có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của từng lễ hội. Thông thường, các kiệu có 4 người khiêng thì đòn kiệu dài 2m37, 2m75, các kiệu có 8 người khiêng kiệu có chiều dài 3m65; 3m80; 4m20. Chiều rộng khoảng 1 đến 2 mét, và chiều cao tùy theo chủng loại kiệu mà có kích thước không giống nhau. Mẫu mã kiệu rước vô cùng phong phú, với hoa văn phức tạp, cầu kỳ khác nhau. Có thể nói kiệu rước truyền thống là một nét văn hóa rất đa dạng.

Chất Liệu Gỗ

Hai loại gỗ thường được sử dụng để chế tác kiệu rước là gỗ Dổi và gỗ Vàng Tâm:

  • Gỗ Dổi: Có đặc tính bền, chắc, nhẹ, dễ chế tác và ít bị cong vênh, ít mối mọt. Gỗ Dổi thường có màu sáng, mùi thơm vì vậy theo truyền thống là lựa chọn hàng đầu để làm kiệu rước.
  • Gỗ Vàng Tâm: Là loại gỗ quý, có độ bền cao, khi gỗ khô rất nhẹ, ít mối mọt tốt. Gỗ Vàng Tâm có màu vàng tự nhiên, mùi thơm nhẹ nên cũng là lựa chọn tốt để làm kiệu rước, nhưng hiện nay gỗ Vàng tâm trở nên khan hiếm nên với các đòn kiệu dài không có nhiều gỗ và giá thành cao.

Chất Liệu Sơn Son Thếp Vàng

Kiệu rước thường được sơn son thếp vàng để tăng thêm phần lộng lẫy và tôn quý. Sơn son tạo nên bề mặt mịn màng, màu sắc tươi sáng, trong khi thếp vàng làm cho kiệu trở nên sang trọng và giá trị hơn.

Bảo Quản

Để kiệu rước luôn giữ được vẻ đẹp và độ bền, cần bảo quản kiệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc và mối mọt. Thường xuyên lau chùi bụi bẩn, kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để kiệu luôn trong tình trạng tốt nhất.

Đặt Mua kiệu rước tại Đồ Thờ Khai Minh

Đồ thờ Khai Minh là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các loại kiệu rước bằng gỗ chất lượng cao. Tại đây, khách hàng có thể đặt mua kiệu rước với nhiều mẫu mã đa dạng, kích thước phù hợp, và chất liệu gỗ tốt nhất như gỗ Dổi và gỗ Vàng Tâm. Khai Minh còn nhận đặt hàng theo yêu cầu riêng, đảm bảo mang đến cho khách hàng những sản phẩm ưng ý nhất.