Kiệu bát cống – Kiệu rước 8 người khiêng sơn son thếp vàng

Kiệu bát cống là Kiệu rước 8 người khiêng, loại kiệu rước này dùng để rước tượng thánh hoặc thần vị nên được gọi chung là kiệu thần.

Hoa văn: 2 đòn chạm Rồng, bụng đòn chạm Hổ phù, hai bên có vân xoắn hoặc chim Phượng; thân đòn để trơn (đội khám).

Chất liệu gỗ: gỗ Dổi hoặc gỗ Vàng Tâm
Chất liệu sơn: Sơn son thếp vàng thếp bạc phủ hoàng kim.

Kích thước Kiệu Bát Cống được đồ thờ Khai Minh làm với 3 cỡ:

Cỡ đại: chiều dài đòn dọc 4m20
Cỡ trung: chiều dài đòn dọc 3m80
Cỡ tiểu: chiều dài đòn dọc 3m20

Giá thành: tùy thuộc vào kích thước và chất liệu gỗ của kiệu bát cống.

Mã: K03 Danh mục:

Giá: Liên hệ

Kiệu bát cống là Kiệu rước 8 người khiêng, loại kiệu rước này dùng để rước tượng thánh hoặc thần vị nên được gọi chung là kiệu thần. Làng nào có thờ kiệu thần, có thể biết được nơi đó thường có tổ chức lễ hội. Kiệu bát cống được thấy trong lễ hội và được phổ biến, trở thành nét văn hoá không thể thiếu trong hầu hết các làng quê Việt của chúng ta.

Ý nghĩa của Kiệu bát cống với lễ hội làng quê Việt

Lễ hội tại các làng quê Việt nam nội dung chủ yếu được chia thành hai phần: Phần lễ và phần hội. Trong phần lễ có phần rước (còn gọi là phần rước kiệu) thì đó là phần nghi lễ có quy mô hoành tráng nhất trong lễ hội. Lễ rước thường có: rước thần, rước thành hoàng, rước văn hay rước nước. Lễ rước thần hay rước thành hoàng thường cử hành trước khi vào lễ khai hội và kết thúc hội. Nội dung và ý nghĩa của lễ rước ở mỗi lễ hội đều có sự khác biệt về đối tượng rước, cách thức tiến hành, trình tự đoàn rước…Trong số các lễ rước thì rước thần và rước nước phổ biến hơn cả. Trong lễ rước tượng thần hoặc thần vị được di chuyển từ nơi thờ tự về nơi mở hội nhưng cũng có làng không lập miếu thờ riêng mà có mở hội (thường là hội đền) thì lễ rước thường chỉ rước bát nhang, sắc phong, mâm ngũ quả từ thần điện ra ngoài quanh một vòng trong nội hạt với ý nghĩa “thánh đi thăm thú làng quê” (nơi bảo hộ) hay đi “du xuân” sau lại trở về. Vì vậy, theo nhu cầu lễ rước, số lượng cỗ kiệu tương ứng với số các vị thần được tôn thờ tại nơi thờ tự.

Kiệu bát cống
Kiệu bát cống

Kiệu bát cống là gì

Trong lễ rước công cụ để tiến hành chính là Cỗ kiệu. Cỗ kiệu có các loại: kiệu rước 4 người khiêng, kiệu rước 8 người khiêng (bát cống), kiệu rước 16 người khiêng (thập lục cống)…

Kiệu bát cống là Kiệu rước 8 người khiêng, loại kiệu rước này dùng để rước tượng thánh hoặc thần vị nên được gọi chung là kiệu thần.

Thành phần cấu kiện của Kiệu bát cống bao gồm:

Bành kiệu:

Bành kiệu bát cống được làm như một chiếc ghế đặc biệt đặt trên cùng của kiệu bát cống, có vách hậu tựa lưng và 2 bên tay vịn, được trang trí đầu rồng như chiếc long ỷ (ghế rồng). Phần hậu bành (bành sau) cao hơn thân bành, được chạm nổi hình “lưỡng long tranh trâu” (hai con rồng chầu viên ngọc), Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phượng) hoặc hình “lý ngư hóa long” (cá chép hóa rồng). Bành kiệu là nơi đặt bài vị thần (thần vị) khi tiến hành nghi thức rước. Trước thần vị đặt các đồ lễ là bát hương, cây sáp, hoa quả…

Đòn kiệu:

Kiệu bát cống có 3 loại đòn: đòn dọc, đòn ngang và đòn khiêng.

Đòn dọc: Phần đầu là hình đầu rồng phần cuối là hình đuôi rồng. Kiệu khi chồng lên, 2 đòn đặt song song và có 2 thanh ngang nối 2 đòn dọc tạo thành mặt phẳng thứ nhất đội bành kiệu.

Đòn ngang: Gồm 2 đòn song song, mỗi đòn gồm 2 đầu rồng hướng ra ngoài tạo thành mặt phẳng thứ 2 đội 2 thanh đòn dọc.

Đòn khiêng: Gồm 4 đòn đặt dưới đầu của 2 đòn ngang tạo thành mặt phẳng thứ 3 với 8 hình đầu rồng. Ở mỗi đầu để đặt lên vai người khiêng kiệu gọi là chân kiệu, hàng hóa hoặc hùng đô, giai đô… 4 đòn khiêng được đặt cùng chiều với 2 đòn dọc.

Loại gỗ làm Kiệu bát cống

Theo truyền thống tại làng nghề Sơn Đồng, Kiệu bát cống thường được lựa chọn là gỗ Vàng tâm hoặc gỗ Dổi. Gỗ làm Kiệu bát cống hay đồ thờ đều phải đảm bảo tính: bền, chắc chắn, chịu lực tốt, mềm, nhẹ, dai, thớ mịn, sáng màu…Tham khảo thêm Cách chọn gỗ làm Bàn thờ và đồ thờ cúng tốt nhất.

Ngoài ra, Kiệu bát cống kết cấu gồm nhiều đòn kiệu và bành kiệu nên tổng khối lượng kiệu rất nặng. Để đảm bảo khiêng với đoạn đường dài nên cần chọn loại gỗ khi tươi có thể nặng nhưng khi đã khô thì có trọng lượng nhẹ đi nhiều. Vì vậy trong các loại gỗ thì Gỗ Dổi và Vàng tâm đảm bảo được đặc tính này.

Kiệu bát cống được sơn bằng chất liệu gì?

Để đảm bảo được độ bền thì hầu hết các loại đồ thờ được người xưa sơn bằng chất liệu sơn cổ truyền hay sơn son thếp vàng, thếp bạc phủ hoàng kim. Sơn son thếp vàng, bạc có màu sắc rực rỡ, uy nghi, linh thiêng nên người xưa chỉ chọn loại sơn này để sơn lên các đồ thờ cúng bằng gỗ. Đây là đặc trưng tiên quyết mà chỉ có đồ thờ có được. Đây cũng là lý do mà người xưa cho gỗ Dổi và Vàng tâm làm Kiệu bát cống, bởi với chất liệu gỗ này khi gỗ đã khô thì sơn lên đảm bảo tính bền vững hàng trăm năm của chất liệu sơn. (Thực tế kiệu bát cống và đồ thờ có niên đại từ thời Lê vẫn còn được giữ lại cho đến ngày nay).

Đặt hàng Kiệu bát cống tại Đồ thờ Khai Minh

Kích thước Kiệu Bát Cống được đồ thờ Khai Minh làm với 3 cỡ:

Cỡ đại: chiều dài đòn dọc 4m20
Cỡ trung: chiều dài đòn dọc 3m80
Cỡ tiểu: chiều dài đòn dọc 3m20

Quý khách có nhu cầu xin liên hệ theo số điện thoại hoặc qua Zalo của chúng tôi để được tư vấn cho phù hợp với không gian của đình làng. Kiệu bát cống là sản phẩm khá cầu kỳ trong việc hoàn thiện mộc do đó thời gian hoàn thiện kiệu bát cống không thể quá gấp nên quý khách vui lòng chủ động thời gian của mình và sớm đặt hàng để đảm bảo thời gian của làng.

Kiệu bát cống của làng nghề Sơn Đồng
Kiệu bát cống của làng nghề Sơn Đồng

Quý khách sau khi đặt hàng, chúng tôi sẽ hẹn quý khách đến kiểm tra phần hoàn thiện mộc, sau đó mới được sơn hoàn thiện. Với uy tín của mình chúng tôi xin đảm bảo chủng loại gỗ và chất lượng gỗ, chất lượng sơn.

Kiệu bát cống hoàn thiện mộc của Đồ thờ Khai Minh
Kiệu bát cống hoàn thiện mộc của Đồ thờ Khai Minh
Kiệu bát cống mộc
Kiệu bát cống mộc
Kiệu bát cống mộc
Kiệu bát cống mộc
Kiệu bát cống
Kiệu bát cống
Kiệu bát cống sơn hoàn thiện
Kiệu bát cống sơn hoàn thiện

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Kiệu bát cống – Kiệu rước 8 người khiêng sơn son thếp vàng”

Lưu ý: Hiện nay để hạ giá thành sản phẩm nên trên thị trường có rất nhiều sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc của gỗ, khi sản phẩm đã sơn lên thì không thể biết được chính xác loại gỗ và chất lượng gỗ. Chính vì vậy khuyên quý khách nên kiểm tra mộc kỹ trước khi sơn để đảm bảo quyền lợi của quý khách hàng! Cơ sở sản xuất đồ thờ Khai Minh sau khi hoàn thiện mộc sẽ để quý khách kiểm tra chất lượng họa tiết và chất lượng gỗ. Khi đã đạt yêu cầu mới sơn phủ và lên màu hoàn thiện nên quý vị có thể yên tâm vào chất lượng.

Đồ thờ Khai Minh luôn đặt uy tín, chất lượng lên hàng đầu. Để xây thương hiệu riêng, chúng tôi đảm bảo gỗ lõi chất lượng tốt đồng thời luôn cố gắng tìm tòi sáng tạo các mẫu mã đẹp, tinh xảo, kỳ công không chạy theo hàng giá rẻ.

Hình thức vận chuyển:

Khu vực Hà Nội: miễn phí giao hàng cho toàn bộ đơn hàng.
• Khu vực khác: Tùy vào đơn khác mà chúng tôi có hình khác giao hàng qua ô tô riêng hoặc giao hàng theo hình thức COD qua bưu điện...

Nên quý khách vui lòng liên hệ để biết chi tiết.