Tại Việt Nam, từ xưa đến nay không gian thờ là khu vực rất trang nghiêm và được tôn kính nhất. Trong các loại bàn thờ: bàn thờ gia tiên, bàn thờ họ – thờ tổ, bàn thờ trong đình chùa miếu phủ,…tùy mục đích khác nhau mà kết cấu bàn thờ cũng khác nhau. Án gian thờ hay hương án thờ là dạng bàn thờ phổ thông nhất. Trước đây khi nhắc tới bàn thờ án gian, người ta nghĩ ngay tới những mẫu bàn thờ đẹp được chạm trổ rất đẹp mắt và tinh xảo từ những họa tiết cách điệu như đầu rồng, chân quỳ, tứ linh, hoa đào, hoa mai,…Nhưng hiện nay tùy vào sở thích cũng như không gian mà ta có thiết kế cho phù hợp. Như nhà chung cư thường thiết kế đơn giản, nhà mái bằng thì có thể sử dụng đa dạng hơn, nhưng đã là kiểu nhà cổ thì sẽ dùng kiểu bàn thờ chạm trổ hoa mỹ, điện thờ, miếu thờ đình chùa có thể dùng sập thờ, chấp tải thờ, ô xa thờ…
Tại sao người xưa dùng gỗ làm bàn thờ
Bàn thờ cần phải có đặc điểm bền, chắc chắn, thẩm mỹ cao.Thực tế thì trước đây thời xã hội khó khăn đã có nhiều nhà làm bàn thờ bằng gạch xi măng nhưng tính thẩm mỹ không cao nên hầu hết hiện nay đều được thay thế bằng gỗ. Chúng ta cũng không thể sử dụng các loại ánh kim như: sắt, thép, inox hay nhôm, kính… để làm bàn thờ. Bởi theo phong thủy, những vật dụng kim khí này thường không đem lại sinh khí tốt, trên thực tế chúng cũng không hợp mỹ quan người nhìn. Do đó, chất liệu phù hợp làm bàn thờ nhất sẽ là gỗ tự nhiên do gỗ đảm bảo độ chắc chắn, bền, thẩm mỹ cao.
Bàn thờ nên chọn gỗ nào tốt
Bàn thờ hay đồ thờ cúng nói chung là đồ tâm linh nên người xưa thường giữ làm kỷ niệm, chỉ cho tặng người thân chứ không mua đi bán lại. Mỗi khi thay đổi bàn thờ phải di chuyển bát hương và làm lễ xin thay đổi. Do đó bàn thờ rất kỵ chuyện thay đổi thậm chí phải để truyền từ đời này qua đời khác, chính vì vậy bàn thờ phải được làm bằng các loại gỗ đảm bảo các yếu tố về độ bền, chắc chắn không bị mối mọt. Ngoài ra vì là gỗ để thờ cúng tôn kính nên gỗ làm bàn thờ và đồ thờ cúng nên có mùi hương tự nhiên, màu sáng, chất nhẹ. Từ xa xưa có vài loại gỗ chính làm bàn thờ thông dụng đảm bảo tất cả các yếu tố trên mà các nghệ nhân Sơn Đồng xưa truyền lại là Dổi, Mít, Vàng tâm. Sẽ có người hỏi ngoài 3 loại gỗ này liệu các gỗ khác có làm bàn thờ được không? Tất nhiên miễn loại gỗ lõi tốt sẽ không lo mối mọt đều có thể làm bàn thờ cũng như đồ thờ. Nhưng có nhiều đặc tính mà người xưa ưu tiên chọn hơn cả. Nhiều người sẽ hỏi tại sao người xưa không dùng các loại gỗ hiện nay được dùng nhiều như Gụ, Hương, Gõ…vấn đề sẽ được Đồ thờ Khai Minh – những người có truyền thống làm bàn thờ và đồ thờ cúng giải thích ở bên dưới.
Vì sao người xưa gỗ Dổi, Mít, Vàng tâm làm bàn thờ, đồ thờ
Có nhiều lý do khiến Mít, Dổi, Vàng tâm chứ không phải Gụ, Gõ, Hương…được người xưa chọn làm đồ thờ, đặc biệt những người làm đồ thờ phía Bắc. Dù phải đảm bảo các loại gỗ bền đẹp, chắc chắn, dễ kiếm để đảm bảo nhu cầu lớn trong dân chúng thì do đồ thờ được đục chạm thủ công nên gỗ phải đảm bảo gỗ dai, mềm, thớ mịn…mới tạo ra những tác phẩm được sắc nét, tinh xảo. Nên do đó gỗ có tính cứng như Gụ, Lim, Đinh, Hương… không được ưu tiên vì thực tế khó đục chạm, khó tạo nét. Ngoài ra trước đây kết cấu nhà làm cột gỗ, tường vôi cát không chắc chắn như hiện nay nhưng đồ thờ như Cửa võng, Hoành phi, Cuốn thư, Câu đối, Thiều châu… được treo lên cao mà dùng các loại gỗ nặng ảnh hưởng đến cấu trúc và tính chịu lực nên không được ưu tiên chọn. Nói về 3 loại gỗ trên Dổi, Mít, Vàng tâm khi còn tươi tuy rất nặng nhưng khi gỗ khô kiệt sẽ rất nhẹ không nặng như các loại gỗ khác nên được chọn làm bàn thờ, đồ thờ cúng. Hơn nữa bản thân đồ thờ cúng người xưa được dùng là chất liệu sơn mài (sơn son thếp bạc phủ hoàng kim hay thếp vàng) để có được sự lộng lẫy, uy nghi trong không gian thờ nên cần gỗ khô, thớ mịn, thấm sơn dầu, dễ mài,…mà không cần phải vân đẹp như gỗ Hương, Gụ…
Tóm lại với một loạt các yêu cầu khắt khe trên như gỗ làm đồ thờ, bàn thờ phải đảm bảo tính: bền, chắc chắn, chịu lực tốt, dễ kiếm, mềm, nhẹ, dai, thớ mịn, sáng màu…thì được người xưa chỉ ưu tiên sử dụng. Do vậy Gỗ Mít, Dổi hay Vàng tâm có điểm chung là mềm, dẻo nên dễ chạm khắc hoa văn, có độ bền cao (khoảng 200 năm). Gỗ có màu sắc tự nhiên như vàng sáng, đỏ sẫm (khi để lâu). Mặt khác 3 loại gỗ này có mùi thơm tự nhiên, mặt gỗ mịn nên rất phù hợp để làm bàn thờ, đồ thờ nói chung.
Với thực tế hiện nay, Với không gian hiện đại như nhà chung cư, nhà hiện đại mái bằng…người dân bắt đầu sử dụng sơn PU làm chất liệu sơn lên bàn thờ đồ thờ để có tính hiện đại phù hợp với không gian chung nên lựa chọn gỗ làm bàn thờ cũng rộng rãi hơn. Ngoài gỗ Dổi, Mít, Vàng tâm người ta bắt đầu dùng gỗ Gụ, Hương, Gõ. Ngoài ra do nhu cầu sử dụng gỗ lớn trong dân nên cũng bắt đầu dùng cả gỗ ngoại nhập. Nhưng với các ưu điểm người dân vẫn ưa chuộng gỗ trong nước hoặc trong khu vực Đông Dương. Nói vậy nhưng các công trình lớn hoặc công trình yêu cầu tính cầu kỳ, trạm trổ tinh xảo như nhà thờ tư gia, nhà thờ họ, từ đường, đền, miếu thờ, đình, chùa…hiện nay chủ yếu vẫn dùng gỗ Dổi, Mít, Vàng tâm. Trong 3 loại gỗ thì gỗ nào được lựa chọn nhiều hơn cả. Ngày xưa do nhiều nhà trong dân trồng mít trong vườn nhà nên gỗ Mít nên rất dễ kiếm những cây Mít to, nguồn gỗ cũng rất nhiều, ngoài ra quả Mít mọc quanh từ thân nên hình tượng con cháu đầy đàn nên được truyền tai nhau sử dụng các đồ thờ trong gia đình, nhưng các công trình lớn vẫn phải sử dụng gỗ Dổi để làm do cây Dổi thường nhiều cây to, thẳng. Vàng tâm thì không dễ kiếm dù người xưa hay hiện nay nên không sẵn có để dùng.
Hiện nay có khác biệt trong dùng gỗ làm bàn thờ, đồ thờ?
Những năm gần đây do nguồn gỗ Mít không còn nhiều, các cây gỗ to và thẳng để làm không có nhiều mà nếu có thì giá lại cao hơn cả những loại gỗ quý hiếm. Nhưng nhu cầu vẫn còn nhiều nên rất nhiều gỗ ngoại nhập màu giống Mít tuy nhiên tính năng không được như Mít vườn, nên để làm đồ thờ gỗ Mít vườn sẽ dùng gỗ nhỏ, dễ cong vênh, co ngót, không đảm bảo tính bền chắc của đồ thờ, bàn thờ. Do vậy gỗ Dổi lại được lựa chọn hàng đầu. Dổi phân bố trên vùng đồi núi với khí hậu khắc nghiệt do vậy gỗ Dổi có nhiều đặc tính quý như: thớ gỗ rất mịn, dai và chắc, màu vàng sáng, dễ đục chạm thủ công, tạo nét, gỗ Dổi có tinh dầu thơm nên chống được mối mọt rất tốt, bền đẹp với thời gian và phù hợp với thời tiết tại Việt Nam. Ngoài ra hiện nay nếu trong các không gian thờ cần tính hiện đại dùng sơn PU thì có thể chọn sang các loại gỗ khác như Gụ, Hương, Gõ. Quan trọng hơn hết để có được bàn thờ và đồ thờ cúng đảm bảo tính bền chắc, thẩm mỹ theo không gian phù hợp thì bạn hãy tìm đến và làm tại những cơ sở chuyên sản xuất đồ thờ có truyền thống. Đồ thờ Khai Minh hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích và lý giải được thắc mắc mà bạn quan tâm.