Làng nghề Sơn Đồng – Đất nghề sơn son thếp vàng

Làng nghề Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km. Từ trung tâm thủ đô, đi ngược về hướng Tây theo đường Nguyễn Thái Học – Kim Mã – Cầu Giấy – Hồ Tùng Mậu, dọc theo Quốc lộ 32, rồi từ ngã tư thị trấn Trạm Trôi đi vào khoảng gần 2km là du khách đã đặt chân tới làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng.

Tên gọi làng Sơn Đồng

Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (năm 981) Đào Trực là Thượng tướng quân tiên phong. Sau khi cùng Triều đình đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống phương Bắc, ông về làng mở trường dạy học cho dân.

Đồng thời cho di dời một bộ phận người dân ở Đức Thượng (nơi tiếp giáp thị trấn Phùng ngày nay) về thôn Thượng Gạch, lập nên làng mới mang tên Sơn Đồng (山桐).

Với ý nghĩa hình ảnh cây ngô đồng mọc trên đỉnh núi. Theo truyền thuyết, thuở xưa vua Phục Hy tình cờ trông thấy tinh hoa của năm vì sao rơi xuống cây ngô đồng và chim phượng hoàng liền đến đó đậu. Nhà vua biết phụng là chúa của các loài chim; do vậy cây ngô đồng này hấp thụ tinh hoa của trời đất; là 1 gỗ linh có thể chế được đồ nhã nhạc; liền cho người đốn cây xuống; cắt làm ba đoạn để phân tam tài (Thiên – Địa – Nhân).

Hay theo Kinh thi:
鳳凰鳴矣,于彼高岡。
梧桐生矣,于彼朝陽。
菶菶萋萋,雝雝喈喈。
Phượng hoàng minh hĩ, Vu bỉ cao cương.
Ngô đồng sinh hĩ, Vu bỉ triêu dương.
Bổng bổng thê thê, Ung ung dê dê.
(Chim phượng hoàng hót, Tiếng trên ngọn núi cao.
Cây ngô đồng mọc, Trong ánh nắng sớm.
Tươi tốt xanh xanh, Hài hoà vui vẻ.) .

Sau khi ông Đào Trực mất, dân làng lập đền thờ trên chính ngôi nhà của ông, sau này gọi là Đền Thượng Đức thánh làng.

Sơn Đồng – Làng đội mũ quan

Ở Sơn Đồng hiện nay vẫn còn chiếc cổng làng được xây dựng từ thế kỷ 17. Chiếc cổng này đặc biệt ở chỗ trên nóc đắp hình chiếc mũ của ông quan văn, có ghi ba chữ “quan miện lý” (冠冕里) nghĩa là Làng mũ quan, và đôi câu đối “Khanh Sỹ đa do Thử/ Tư dân trực nhi hành” 卿士多由此, 斯民直而行. Dịch nghĩa là: các Khanh Sỹ từ đây mà ra giúp nước/ người dân thì cứ thẳng đường mà tiến. Mấy thế kỷ nay, chiếc cổng làng như một chứng tích lịch sử, phản ánh tinh thần hiếu học, ý chí vươn lên của các thế hệ người dân Sơn Đồng cả trong quá khứ và trong hiện tại.

Theo cuốn Danh nhân Đại khoa huyện Hoài Đức, do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành, trong hơn 6 thế kỷ, từ năm 1246 (nhà Trần) đến năm 1889 (nhà Nguyễn) ở Sơn Đồng đã có 9 vị đỗ Tiến sĩ qua các kỳ thi, trong đó 8 người đỗ chính khoa, 1 người đỗ Ân khoa. Nhiều người được bổ các chức sắc quan trọng, được phong tước cao trong các triều đình phong kiến.

Đó là Thám hoa Vương Hữu Phùng năm Bính Ngọ (1246) đời vua Trần Thái Tông. Tiến sĩ Hoàng Nhân Bản (1466) đời vua Lê Thánh Tông; Hoàng Giáp Nguyễn Hữu Phu (1442) đời vua Lê Thái Tông; Tiến sĩ Nguyễn Văn Quảng (1640) đời vua Lê Thần Tông; Hoàng Giáp đình nguyên Nguyễn Viết Thứ (con cụ Nguyễn Văn Quảng) hai lần đỗ tiến sĩ các năm 1664 và 1676, đời vua Lê Huyền Tông; Tiến sĩ Nguyễn Trí Cung (1703) đời vua Lê Huy Tông; Tiến sĩ Nguyễn Chí Vị (1712) đời vua Lê Dụ Tông; Tiến sĩ Nguyễn Trung Khuyến (1889) đời vua Thành Thái nhà Nguyễn.

Sơn Đồng – Làng nghề tạc tượng, đồ thờ sơn son thếp vàng

Sơn Đồng từ lâu đã nổi tiếng là một làng bách nghề. Trong đó có nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển từ thời Hai Bà Trưng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến ngày nay nghề phát triển nổi tiếng nhất ở Sơn Đồng là điêu khắc gỗ, làm tượng phật và các đồ thờ cúng. Sản phẩm sơn thếp vàng, thếp bạc, tô tượng ở Sơn Đồng nổi tiếng khắp cả nước. Đồng bộ với điêu khắc, còn có lối vẽ hoa văn cổ, tranh thờ… Đây cũng là nét riêng độc đáo ở Sơn Đồng.

Cổng làng Sơn Đồng
Cổng làng Sơn Đồng

Làng nghề Sơn Đồng là 1 làng cổ của mảnh đất trăm nghề Hà Tây với truyền thống hình thành tới nay đã ngót 800 năm. Người làng Sơn Đồng không chỉ tài tình trong nghề sơn, tạc, tạo ra được những bức tượng Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười, Đức Thánh Trần, Văn Thù Bồ Tát, Tam Thế Phật, Phật Thích Ca, Phật A di đà, Phật bà nghìn tay nghìn mắt, tượng ông Thiện, ông Ác, tượng La Hán, Kiệu bát cống, ô sa, cửa võng….cùng vô số loại đồ thờ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong cả nước, mà từ cái thời xa xưa ấy, người Sơn Đồng đã biết nhắc nhau phải luôn kính trọng nghề tổ tiên ban tặng cho mình: Nghề sơn, tạc tượng thờ – nghề đã tạo nên cho làng quê Sơn Đồng biết bao nghệ nhân có đôi tay tài hoa được vua Triều Nguyễn ban thưởng; được người Pháp phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Không những thế, các vật thể kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đều có ghi dấu ấn của những đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của những nghệ nhân Sơn Đồng tham gia, như di tích lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám, cầu Thê Húc, Khuê Văn Các, chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn…

 

Vàng quỳ để thếp vàng 9999
Vàng quỳ để thếp vàng 9999

Ngày 10/6/2002, Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng ra Quyết định số 20/QĐ-UB thành lập Hiệp hội Làng nghề Mỹ nghệ Sơn Đồng. Cùng với đó, để bảo vệ và xây dựng thương hiệu làng nghề Sơn Đồng ngày càng phát triển bền vững, năm 2013, làng nghề mỹ nghệ xã Sơn Đồng đã triển khai thủ tục Đăng ký nhãn hiệu tập thể nghề điêu khắc, tạc tượng và đồ thờ sơn son thếp vàng, bạc Sơn Đồng. Tháng 9/2015, Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học Công nghệ đã ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn cho Hội làng nghề mỹ nghệ xã Sơn Đồng quản lý và sử dụng Nhãn hiệu 20 nhóm sản phẩm làm từ gỗ sơn son thếp vàng, thếp bạc.

Đồ thờ Khai Minh là cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ uy tín tại làng nghề Sơn Đồng. 

Đồ thờ Khai Minh sẽ mang đến sản phẩm có chất lượng tốt, độ bền cao đảm bảo tính thẩm mỹ, nét đẹp truyền thống, cổ kính cho không gian thờ gia tiên, phòng thờ chung cư, đình chùa, đền điện, …Tự hào là cơ sở sản xuất nhiều năm qua chúng tôi hiện cung cấp dịch vụ trên toàn quốc.

Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  1. Chuyên sản xuất và cung cấp các loại Bàn thờ: Bàn án gian thờ, hương án, sập thờ, bàn thờ ô xa, chấp tải, tủ thờ, bàn thờ ông địa, thần tài,…
  2. Chế tác đồ thờ cúng: Hoành phi – câu đối, cuốn thư, ngai thờ, ỷ thờ, thiều châu, khám thờ,hoa sen gỗ, kiệu gỗ thờ, …
  3. Chế tác tượng phật – tượng mẫu, các loại tượng trưng bày,…
  4. Tư vấn, thiết kế và cung cấp tất cả các loại đồ thờ cúng cho nhà thờ họ, nhà thờ gia tiên từ đường, đình, chùa, đền điện,…
  5. Tu sửa lại đồ thờ cúng, tượng phật.