Kiệu Ngọc Lộ rước Mẫu là một loại kiệu truyền thống đặc biệt, được sử dụng trong các lễ hội và nghi thức tôn vinh Thánh Mẫu – nhân vật thiêng liêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển mạnh mẽ và sâu sắc trong văn hóa dân gian Việt, đặc biệt là thông qua các nghi lễ rước kiệu tôn kính các Mẫu thánh như Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải…
Kết cấu của Kiệu ngọc lộ rước mẫu
Khác với kết cấu của kiệu bát cống bành, Kiệu ngọc lộ rước mẫu không sử dụng bành kiệu mà thay vào đó là phần mui luyện đặt trên.
Xem thêm: Kiệu bát cống – Kiệu rước 8 người khiêng sơn son thếp vàng
Mui luyện:
Về cấu trúc mui luyện của kiệu ngọc lộ trong giống như chiếc khám. Với phần đỉnh mui luyện lượn sóng, ở giữa nhô cao nhất rồi lượn sang 2 bên. Khác với khám thì mui luyện không có cánh cửa mà để trống mặt trước. Mặt sau và 2 bên đều đục hoa văn rất cầu kỳ, thường là đục Phượng.
Đòn kiệu:
Kiệu bát cống ngọc lộ cũng như kiệu bát cống bành có 3 loại đòn: đòn dọc, đòn ngang và đòn khiêng.
Đòn dọc: Phần đầu là hình đầu Phượng phần cuối là hình đuôi Phượng. Kiệu khi chồng lên, 2 đòn đặt song song và có 2 thanh ngang nối 2 đòn dọc tạo thành mặt phẳng thứ nhất đội mui luyện.
Đòn ngang: Gồm 2 đòn song song, mỗi đòn gồm 2 đầu Phượng hướng ra ngoài tạo thành mặt phẳng thứ 2 đội 2 thanh đòn dọc.
Đòn khiêng: Gồm 4 đòn đặt dưới đầu của 2 đòn ngang tạo thành mặt phẳng thứ 3 với 8 hình đầu Phượng. Ở mỗi đầu để đặt lên vai người khiêng kiệu gọi là chân kiệu, hàng hóa hoặc hùng đô, giai đô… 4 đòn khiêng được đặt cùng chiều với 2 đòn dọc.
Sử dụng của Kiệu Ngọc Lộ rước Mẫu:
- Rước kiệu trong lễ hội thờ Mẫu:
Kiệu Ngọc Lộ rước Mẫu được sử dụng trong các lễ hội lớn như lễ hội Phủ Dầy, lễ hội Chùa Hương, và nhiều lễ hội tôn vinh Thánh Mẫu khác trên khắp Việt Nam. Kiệu được rước từ đền, phủ, hoặc đình thờ Thánh Mẫu và diễu hành qua các đường phố hoặc khu vực trung tâm của lễ hội. Đây là phần trọng tâm trong nghi lễ, khi mà tượng Thánh Mẫu được tôn vinh và mang đến cho mọi người lòng tin vào sự che chở và ban phước lành của Mẫu.
- Rước mẫu trong các nghi thức cầu an:
Kiệu Ngọc Lộ rước Mẫu cũng xuất hiện trong các nghi thức cầu an, khi người dân cầu mong sự bảo hộ và may mắn từ Thánh Mẫu. Trong các buổi lễ này, kiệu rước tượng Thánh Mẫu đi khắp làng hoặc khu vực, mang lại sự bình yên và hạnh phúc cho người dân.
- Diễn xướng hầu đồng và rước Mẫu:
Trong diễn xướng hầu đồng, một phần quan trọng của tín ngưỡng thờ Mẫu, kiệu Ngọc Lộ có thể được sử dụng để rước Mẫu hoặc các vị thánh khác trong bài trí lễ. Việc rước kiệu thể hiện sự hiện diện của thần linh trong đời sống người dân, kết nối giữa thế giới linh thiêng và đời thực thông qua các nghi thức trang trọng.