Họa tiết hoa văn dùng trong đồ thờ cúng

Chữ Thọ, Chữ Vạn, Phước Lộc Thọ …Sống thọ để hưởng phúc lộc vẫn là ước muốn muôn thuở muôn phương của nhân loại. Chữ thọ , chữ vạn được viết cách điệu để làm hoa văn đồ thờ cúng.

Chữ Thọ 壽

Hoa văn chữ thọ
Hoa văn chữ thọ

CHỮ THỌ theo chữ Hán xếp vào bộ sĩ gồm có 5 chữ cấu thành.

Chữ SĨ xếp trên đầu chữ Thọ. Sĩ nghĩa đen là học trò, học rộng là sự hiểu biết, là tư duy. Như vậy điều đầu tiên muốn sống lâu thì bộ óc luôn luôn phải suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo. Có nhiều công trình khoa học có giá trị được đúc kết phát minh ở vào tuổi trên 70. Người Pháp có câu tục ngữ “Tôi suy nghĩ, là tôi tồn tại”. Như vậy thường xuyên suy nghĩ sáng tạo là giúp ta sống lâu.

Chữ cấu thành thứ 2 của chữ Thọ là chữ NHỊ, nghĩa đen là hai. Nghĩa rộng ra là quan hệ giao lưu qua lại. Người già muốn sống lâu phải thường xuyên giao tiếp tìm đối tác, trao đổi từng lĩnh vực của đời sống như văn hóa, chính trị, khoa học, kinh tế xã hội. Việc giao tiếp này cũng có nghĩa là nâng cao năng lực tư duy, giải tỏa những mắc mớ làm cho đầu óc thanh thản. Trong phương châm sống của người Trung Hoa, người già cần có vợ chồng chung thuỷ, có bạn bè tri kỉ để trao đổi tâm tình. Có nhiều cụ sống trên 80 tuổi, số bạn bè càng ngày ít vì các cụ đã dần dần ra đi, do đó cần phải tăng cường giao lưu để có nhiều bạn mới, có cơ hội gặp nhau thường xuyên, sống vui vẻ là ít bệnh tật hơn.

Chữ thứ 3 của chữ Thọ là chữ CÔNG, nghĩa là vận động. Người già muốn sống lâu cần vận động theo sức lực của mình, trong vận động đáng chú ý nhất là đi bộ.

Chữ thứ 4 là chữ Thọ là chữ KHẨU, nghĩa là miệng. Trong các chữ Hán có nghĩa phát ra lời nói, phần lớn có chữ Khẩu hoặc chữ Ngôn (nói). Chữ Khẩu trong chữ Thọ có nghĩa trừu tượng hơn.

Chữ thứ 5 là chữ cuối cùng của chữ Thọ là chữ THỐN, theo nghĩa đen là tấc, nghĩa rộng là sự đo đếm, là mực thước. Chữ này ở trong chữ Thọ là quy định 4 hoạt động trên đây đều nên ở một mực thước nhất định, là định lượng các hoạt động ở một mức thích hợp cho từng người chứ không phải cho tất cả mọi người.

Chữ Vạn 萬

Chữ Vạn là một biểu tượng chữ thập với bốn góc vuông về góc phải và hướng sang bên phải, có hướng các đầu mút xoay ngược chiều kim đồng hồ. Hình chữ “Vạn” lại nổi tiếng được biết đến như là một biểu tượng rất phổ biến tượng trựng cho vận may tốt lành.

Hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là “phúc lộc, an khang, thành công, thịnh vượng”. Đây là biểu tượng của sự may mắn, đã từng xuất hiện lần đầu khoảng 16.000 đến 14.000 trước công nguyên.

Biểu tượng này được lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời, nó thể hiện nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận, và sự vĩnh hằng. Chữ Vạn còn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật , vị trí trên ngực tượng Phật. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật.

Tượng Phật A Di Đà với chữ Vạn ở ngực
Tượng Phật A Di Đà với chữ Vạn ở ngực

Biểu tượng chữ “Vạn” là một ký hiệu của những điều liên quan đến Mặt trời, con số 10.000 (“Vạn” còn có nghĩa là mười ngàn) ở Trung Quốc và Nhật Bản, sự trường tồn hoặc sự sáng tạo vô tận, và một vòng tròn đang quay. “ Khi chữ Vạn quay tròn theo chiều kim đồng hồ nó tượng trưng cho năng lượng, sức mạnh và sự thông thái của vũ trụ. Khi quay tròn ngược chiều kim đồng hồ nó tượng trưng cho sự khoan dung từ bi.”

Trong tiếng Phạn, biểu tượng “Vạn” được gọi là Swastika, và phiên âm sang Hán ngữ là Thất-lợi-bạt-tha có nghĩa là Cát Tường Hải Vân (vầng mây lành trên biển) hay Cát Tường Hỷ Triền (vòng xoay tốt lành). Biểu tượng này được quan niệm như một cát tướng. Nó biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung. Bà la môn giáo cho rằng biểu tượng “Vạn” chỉ là chòm lông xoáy ở trước ngực của thần Vishnu là một trong những tướng tốt của các vị thần này. Nhưng nguồn gốc sâu xa của văn hóa Ấn Độ thì biểu tượng “Vạn” vốn hình chòm lông xoắn ốc trên đầu con bò. Mà bò thần Nadin cũng có khi lại chính là hiện thân của thần, nên về sau biến thành tướng lông xoắn trước ngực thần Vishnu là vậy. Từ tướng tốt của thần về sau, được mở rộng quan niệm thành một trong ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân đại đức – Trên ngực Đức Thích Ca Mâu Ni. Vấn đề này từ thế kỷ thứ VIII trước Tây lịch, Bà la môn giáo đã ghi chép tướng “Vạn” là thụy tướng trước lồng ngực của Thần Vishnu. Và đến khoảng thế kỷ thứ III trước Tây lịch kinh Phật ghi chép về tướng tốt này. Nếu nói ở một chừng mực nào đó thì biểu tượng “Vạn” của Phật giáo chỉ chịu ảnh hưởng của Bà la môn giáo chứ không hoàn toàn đồng nhất với Bà la môn giáo!

Bàn thờ khắc chữ vạn
Bàn thờ khắc chữ vạn

Ngũ Phúc

Ngũ Phúc là một từ nguyên ở trong Kinh Thư, (bộ sách do Khổng tử và các đệ tử biên dịch) thì ngũ phúc gồm năm (ngũ) điều:

Thọ (sống lâu)
Phú (giàu có)
Khang ninh (yên lành)
Du hảo đức (có đức tốt)
Khảo chung mệnh (vui, hết tuổi trời)
Dịch nghĩa:

Trường thọ là không bị chết non, phúc thọ là lâu dài
Phú quý là tiền của rất nhiều, địa vị tôn quý.
Khang ninh là thân thể khoẻ mạnh, tâm hồn yên ổn.
Hiếu đức là tính lương thiện, nhân hậu, bình tĩnh.
Thiện chung là có thể tiên liệu thời kỳ chết của mình. Khi lâm chung không gặp tai họa, thân thể không đau đớn vì bệnh tật, trong lòng không vương vấn và phiền não, ôn hoà tự tại rời khỏi nhân gian.
Ngũ phúc là “ngũ dơi” ?

Trong tiếng Hán chữ Phúc và Con Dơi đồng ân với nhau, vì vậy người ta tin rằng dơi sẽ đem lại trường thịnh và thành công. Trong triều đại nhà Thanh, dơi là linh vật được xếp đứng hàng thứ hai sau rồng. Trong số những biểu tượng may mắn thêu trên long bào, dơi đỏ được thêu nhiều nhất, nó thường xuất hiện cùng với hình ảnh mây và nước trên long bào…Điều đó cũng chứng tỏ Dơi là một biểu tượng đem lại may mắn, thịnh vượng.

Sập:

Sập sen – gia đình thủy tộc: Cảnh vật hài hòa, với cảnh đồng quê Việt Nam xưa có sen, có cò, vịt, cua, ốc,…Dành cho những người yêu thích sự hài hòa, tinh tế, có con mắt nghệ thuật.

Sập mai điểu

Mai Điểu: Với hình tượng cây mai cổ thụ trăm tuổi có sức sống mãnh liệt, tươi tốt, trên có thêm chim (điểu) ríu rít gọi nhau tượng trưng cho mùa xuân, sức sống tràn đầy,…

Sập thờ ngũ phúc

Ngũ phúc: Với hình ảnh ngũ phúc (dơi) Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh-Mai. Mang ý nghĩa cát lộc, cát tường.

Hiểu thêm về một số tích cổ của tủ chè

Điển tích “ Tam anh chiến Lã Bố” miêu tả trận đánh nổi tiếng giữa ba anh em kết nghĩa Lưu , Quan, Trương đánh nhau với Lã Bố. Trận đấu diễn ra quyết liệt, hai bên đánh nhau đến trên tám mươi hiệp mà vẫn không phân thắng bại. Đặc biệt là các thế võ không bị sơ hở một tý nào. Điển tích này phù hợp với các gia đình có truyền thống võ nghệ như công an, quân đội…
Tích “ Vinh quy bái tổ” thì phù hợp với gia đình có truyền thống từ lâu đời nuôi dạy con cháu ăn học nên người, khi đỗ đạt cao về thăm quê hương trong tâm trạng vui vẻ, vinh hiển được quê hương, dòng họ đón rước trọng thể. Người làm quan trở về quê làm lễ bái yết tổ tiên, cầu mong cho ân đức được dài lâu, tiếp tục học hành tấn tới.
Điển tích “ Tam cố thảo lư” nói về Lưu Bị khi dựng nghiệp mưu đồ khôi phục nhà Hán rất cần người hiền tài, ông đã cùng hai em kết nghĩa là Quan Vân Trường và Trương Phi, ba lần gội gió tuyết, mưa sa đến lều cỏ trên đồi Ngọa Long cầu người học trò cày ruộng là Gia Cát Lượng ( Khổng Minh). Cảm mến ân đức của Lưu Bị, Khổng Minh đã xuống núi ( hạ sơn) hết lòng trung quân ái quốc, bình thiên hạ giúp cho việc tạo lập nên Nhà Thục, tạo thế chân kiềng chống lại hai nhà Ngụy và Ngô ở Trung Quốc.
Tùy vào từng gia đình khác nhau mà sẽ chọn cho mình một cách chơi phù hợp với hoàn cảnh, gia đạo. Tỷ như gia đình có truyền thống hiếu học mong muốn con cháu đỗ đạt làm quan thì chơi tích “ Văn vương cầu hiền – Tam cố thảo lư”. Gia đình muốn con cháu thành đạt trên đường công danh nói chung thì cũng có thể chơi tích “Vinh quy bái tổ” với ý nghĩa tổ tông phù hộ che chở cho con cháu thành đại nghiệp.

Vua Văn vương tức Chu Công Đán, vị vua đầu tiên của đời nhà Chu (thời Xuân Thu) ở Trung Quốc khi dựng lên nghiệp lớn, lên ngôi vua Chu Văn Vương. Vị vua anh minh này cần người hiền tài như khát nước, cứ nghe nói ở đâu có người hiền là ông tìm bằng được đến nơi cầu kiến. Nghe ở vùng sông Vị có một người kỳ tài, học rộng tài cao, rất muốn ra giúp nước nhưng nhiều người ghen ghét không dùng. Ông chán cảnh đời ra bờ sông ngồi câu cá, ngồi lâu đến mức hòn đá ông ngồi và chỗ để để chân đã mòn lõm xuống. Năm ấy ông đã trên tám mươi tuổi, người câu cá đó là ông Lã Vọng. Cảm ân đức của vua Văn Vương, không chê mình già, mời ra giúp nước. Lã Vọng đã hết lòng tham mưu phò tá nên đã giúp cho vua Văn Vương dựng nghiệp Nhà Chu được bền vững. Triều đại nhà Chu tồn tại được trên tám trăm năm ở Trung Quốc.
Còn ai không cảm thấy phù hợp với các điển tích trên thì có thể chơi các loại tủ khảm theo tích đã nêu trên là “ Đông bích đồ thư phủ – Tây viên hàn mạc lâm”. Dịch nghĩa là “ Phủ phía đông có ông thầy đồ đang dạy học trò. Vườn phía tây có mấy võ sinh đang tập luyện võ nghệ dưới trời rét lạnh”. Một gia đình có cả việc học văn lẫn luyện võ. Cảnh trong tranh khảm này miêu tả sự vui vẻ, đầm ấm của một gia đình có gia phong nền nếp và hạnh phúc.

Chân rùa

Sập thờ chân rùa đơn giả theo quan niệm tâm linh từ xưa của người Việt nói riêng và người phương đồng nói chung, Rùa là loài bò sát lưỡng cư, có tuổi thọ rất cao với những đồ ăn của rùa rất thanh đạm cùng với độ tuổi của rùa mà người ta vẫn mong gửi gắm con người sẽ được trường thọ, sống lâu như vậy. Rùa có thân hình chắc chắn cộng với khả năng sống lâu cho nên được ví như biểu tượng của sự trường tồn. Bên cạnh đó Rùa là loài vật ăn ít, có khả năng nhịn đói tốt nên được coi là thanh cao, thoát tục. Với những đồ thờ cúng từ ngàn xưa đã có những biểu tượng hình con rùa với những ý nghĩa đặc biệt mà con người muốn gửi gắm theo những hình vẽ, hình khắc vào đó.

Đôi hạc – Rùa

Ở Việt Nam hạc là con vật của đạo giáo. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu…, hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.

Hạc đồng chạm tam khí của làng nghề đại bái

Chim hạc còn gọi là đại điểu hay nhất phẩm điểu là con chim của vũ trụ, của tầng cao, báo hiệu sự chuyển mùa, đại diện cho thế lực siêu nhiên từ trời cao mang tới.
Trong hình tượng trang trí, hạc có kích thước lớn, cao với ước mong phát triển của con người; mỏ dài, nhọn như mũi tên của sự vận động; đôi khi nó ngậm ngọc minh châu biểu trưng cho sang quý, hoặc khi ngậm hoa sen thì biểu trưng cho giác ngộ.
Trên đầu hạc thường đội đèn nến thể hiện sự tôn thờ ánh sáng chân lý, ánh sáng giác ngộ, xua đi bóng đen đêm tối.
Thân hạc hình khum, tượng trưng cho bầu trời, chân cao như chột chống trời.

ý nghĩa của đôi hạc trong văn hóa thờ cúng

+ Vị trí đặt hạc thờ tốt nhất:

– Tốt nhất là đặt con hạc ở hướng Nam, vì nó sẽ đem lại nhiều cơ hội tốt.

– Hướng Tây sẽ đem lại sự may mắn cho con cái của bạn, trong khi hướng Tây Bắc là hướng nên chọn nếu gia đình bạn là tộc trưởng.

– Đặt hạc ở hướng Đông sẽ có lợi cho con trai và cháu trai.

– Những tấm bình phong với hoa văn có thêu hình con hạc là một vật trấn Phong Thủy khá tốt, giúp bạn chặn đứng những điều không may có thể lọt vào nhà.

– Những khu vực không nên trưng hạc là phòng bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh. Bạn cũng có thể bày hạc ở phòng ngủ, phòng ăn và phòng khách.

Kỳ lân

Đầu rồng đại diện cho trí tuệ, sức mạnh và quyền uy, sừng và thân giống hươu tượng trưng cho sự nhanh nhẹn, linh hoạt, thân có vẩy với lông đuôi dài lượng sóng, tạo hình kỳ lân biểu tượng cho người quân tử, chí nam nhi tung hoành giữa đất trời, thử thách nào cũng vượt qua.

Con Nghê

Nghê là linh vật phong thủy thuần Việt được người xưa tạo hình từ con chó thần, chó là loài vật trung thành, luôn bảo vệ chủ nên từ xưa cha ông ta đã tạo tác chó đá đặt trước cửa nhà để xua đuổi tà ma, bảo vệ gia chủ khỏi những thứ xấu vô hình. Dần dần với sự sáng tạo của nghệ nhân dân gian chó đá thành con nghê với tạo hình đẹp hơn, sống động hơn, có thêm họa tiết thể hiện sức mạnh, sự uy nghi với tạo hình đầu giống sư tử, có bờm rất oai nghiêm, mình thon, dáng thanh, chân như chân chó, đuôi dài vắt ngược lên lưng.

Hổ phù

Trong triết lý vũ trụ Nho giáo, không gian bên trong tự tại của là thế giới thần tiên linh diệu, mặt Hổ Phù chứa đựng bí quyết trường sinh bất lão. Mặt Hổ phù cũng là sự biểu hiện vũ trụ bao la vô bờ bến, là hình ảnh tượng trưng linh thiêng, là sự ám ảnh xua đuổi tà ma, chống lại ám khí, bảo vệ chủ nhân.

Thông thường có những sự phối hợp đa diện, đa chất liệu của mặt Hổ phù như Lưỡng long chầu Hổ phù, Lưỡng long chầu Hổ phù đội bầu Thái Cực… hình tượng này thường đặt giữa đỉnh mái các công trình quan trọng trong Hoàng thành và lăng tẩm. Nhưng đẹp và cân đối nhất là mặt Hổ phù trang trí ở các đầu hồi, cổng, bình phong với nghệ thuật khảm sành sứ hay đắp nổi nề hoạ tinh tế.

Tỳ hưu phong thủy

Tỳ hưu là con của rồng với tạo hình sống động tập hợp những nét đẹp của linh vật khác: đầu giống rồng có sừng, thân giống sư tử có thêm cánh, tạo hình có phần hung giữ có công dụng xua đuổi tà ma. Tạo hình tỳ hưu bằng đồng rất đặc biệt với miệng rộng thích ăn vàng bạc, mông to nhưng lại không có hậu môn nên của cải không bị thất thoát nên tỳ hưu cùng với cóc đồng tài lộc có công dụng chiêu tài kim tiền, hút tài lộc.

Cách phân biệt kỳ lân với nghê và tỳ hưu phong thủy cơ bản :

Đặc điểm Nghê Tỳ Hưu Kỳ Lân
Chủng loại Là loài chó thần Là 1 loài con của Rồng Là linh vật đứng ngang hàng với Rồng trong bộ Tứ Linh
Nguồn gốc Việt Nam Trung Quốc Trung Quốc
Tác dụng Giữ nhà, bảo vệ chủ nhân, xua đuổi tà ma Chiêu tài, hút lộc, giữ củaHộ mệnh, xua đuổi tà ma Biểu tượng cho điềm lành, đại diện cho đấng quân tử, vượt qua khó khăn, thử thách, vận hạn
Sừng Không có sừng Có 1 hoặc 2 sừng nhọn Có 2 sừng như sừng hươu
Bờm Có bờm Không có bờm Có bờm dày 2 bên đầu
Cổ Ngắn, đeo lục lạc Ngắn Dài
Chân Chân chó Chân như chân sư tử Chân như chân ngựa/hươu
Thân mình Không có vẩy, dáng thanh Có hoặc không có vẩy, thân ngắn, mông to Có vẩy
Hình tượng trong phong thủy Thường có dáng quỳ phủ phục trên 2 chân sau, nhe nanh dữ tợn, chân vờn cầu hoặc vờn Nghê con, đuôi dài vắt ngược lên lưng Thường có dáng nằm phủ phục trên đống tiền, hoặc dáng đứng dữ tợn, mông rất to, lưng cõng tiền, không có hậu môn Thường có dáng như đang phi, miệng ngậm cầu hoặc chân dẫm lên cầu
Cách bài trí Đặt trước cửa nhà hoặc các công trình kiến trúcThường bày một đôi Đặt trên bàn làm việc, trong két sắt, trên ban thờ thần tài … Đầu hướng ra cửa chính để thu hút tài lộc 4 phương cho gia chủ

Thường bày một đôi

Đặt trong phòng khách, tọa trước cổngDùng trong các dịp khánh thành công trình

Thường đứng một mình

Tứ long ôm ngọc

Theo truyền thuyết, cai quản cõi Trời (Thiên Đình ) là Ngọc Hoàng thượng đế, ngài có 4 vị Hoàng Tử ai nấy đều tài giỏi, xuất chúng không ai trong trời đất sánh bằng. Thủơ đó, Hắc Ma thoát khỏi ngục giam của Trời định cướp Ngọc Trời xưng bá cõi Thiên Đình, Ngọc Trời có sức mạnh linh khí có thể thay đổi trời đất nên NGỌC HOÀNG cử hàng vạn thiên binh thiên tướng đi bảo vệ Ngọc Trời, nhưng không thể khống chế Hắc Ma và bảo vệ Ngọc Trời. Thấy việc nguy nan Tứ Hoàng Tử bèn xin Ngọc Hoàng đi bảo vệ Ngọc Trời. Những trận chiến kinh thiên động địa diễn ra giữa Tứ Hoàng Tử và Hắc Ma bất phân thắng bại, cuối cùng phần thắng thuộc về Tứ Hoàng Tử và vì thế Bốn vị Hoàng Tử vẫn bảo vệ Ngọc Trời cho tới tận ngày nay.

Và hình tượng của Bốn Vị Hoàng Tử tượng trưng cho Bốn Vị Rồng Thiêng là Đông Hải Long Vương, Nam Hải Long Vương, Tây Hải Long Vương, Bắc Hải Long Vương. Tới ngày nay, dân gian vẫn coi Rồng là linh vật có sức mạnh vô song, vô cùng linh thiêng, và là bậc Đế Vương cai quản 4 Phương, cùng nhau trông ôm chặt Ngọc Trời để bảo vệ Linh Khí của Trời Đất luôn được cân bằng.

Ý nghĩa của biểu tượng tứ long ôm ngọc: Hình ảnh Tứ Long ôm Ngọc Trời thể hiện sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của sự đoàn kết.

Lưỡng long tranh châu

Trong bức tranh ” ngũ phúc lâm môn ” – phúc tới nhà nên cần vật dẫn và đón phúc vào nhà vì thế ta nên treo biểu tượng Dơi trước cửa đặc biệt là trong những ngày Tết.

– Loài dơi còn gọi là Phúc thử ( chuột phúc ) mang thuộc tính của loài chuột, xét theo phong thủy thì không phù hợp đặt biểu tượng hay treo tranh linh vật này ở hướng chính Nam vì hướng này là phương vị xung khắc đối với loài chuột thay vào đó ta treo ở hướng Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam hoặc ở hướng chính Bắc, là những vị trí tương hợp với Dơi.

cửu ngư quần tụ ” hay còn gọi là ” cửu ngư đồ “.

Số 9 trong từ Hán Việt đọc là Cửu nghĩa là lâu dài, vĩnh cửu. Cá trong chữ Hán đọc là Ngư âm đọc là “Yu” đồng âm với từ dư trong nghĩa dư dả như vậy hình ảnh 9 con cá chép với hoa sen mang nhiều ý nghĩa sâu sắc:

Cửu ngư quần hội

1. sự bền lâu, vĩnh cửu

2. dư dả sung túc.

3. Sự thanh cao, trong trắng và tinh khiết (hình ảnh hoa sen)

4. Mang ý nghĩa triết lý trong đạo Phật – Nhân quả luân hồi : hoa nở (quá khứ), đài sen(hiện tại) và hạt sen có tâm sen mang mầm sống (tương lai).

5. Hôn nhân (hai hoa cùng một bụi)

6. Sự kế tục (hạt sen gọi là “tử” đồng âm với “tử” là con)

7. Thịnh vượng (lá hoa phủ ấm mặt nước).

8. Tiềm năng, sinh lực dồi dào (xuyên thủng bùn đất vượt lên mặt nước màu mỡ).

9. Sự kiên trì, ý chí vượt khó vươn lên cuộc sống tốt đẹp ( hình ảnh cá chép )

Ý nghĩa của biểu tượng hoa sen trong phật giáo

Đạo Phật lấy hoa sen làm Phật đài, là biểu tượng tinh thần về 5 điều cơ bản 1) Tính vô nhiễm: Sen mọc lên từ chốn tối tăm bùn lầy hôi tanh mà sen không bị vương bẩn. 2) Tính thanh lọc: Khi cây sen lớn lên, sinh sôi nẩy nở thì sẽ làm cho dòng nước nơi đó trở nên trong mát. 3) Tính thuỳ mị của mùi hương: Hương sen toả lên một mùi thơm thanh khiết, không quá nồng nàn, ngào ngạt. 4) Tính thuần khiết: Bông hoa sen từ khi nở tới lúc tàn không hề bị một loài ong bướm nào tới đậu lấy nhụy. 5) Tính kiên nhẫn: Cây sen từ lúc nẩy mầm trong bùn đất, ở đáy nước cho tới lúc vươn lên trên mặt nước rồi xoè lá, trổ hoa là cả một quá trình sinh trưởng kiên nhẫn lớn lao. Thêm nữa, hoa sen trong Phật học còn mang nhiều lớp nghĩa khác. Như kiết già, ngồi phỏng theo thế bông sen gọi là Liên hoa toạ. Khi hai tay chắp lại làm lễ Phật, phỏng theo hình búp sen thì gọi là Liên hoa hợp chứng

“Tùng – Hạc trường xuân”, hay Tùng Hạc diên niên

Trong truyền thuyết xưa Hạc là một loài chim tiên, trong “Tước bào cổ kim chú” có viết: “Hạc thiên niên tắc biến thành thương, hựu lưỡng thiên tuế tắc biến hắc, sở vị huyền Hạc dã” (Qua ngàn năm, Hạc biến màu xanh; qua hai ngàn năm, Hạc biến thành đen; nên gọi là Hạc Huyễn Hoặc); vậy nên, người xưa xem Hạc là loài chim tượng trưng cho sự trường thọ. Thời xưa, các vương hầu muốn cống tiến vật phẩm cho Hoàng đế để lấy lòng tin thường sử dụng biểu tượng chim hạc, được gọi là “nhất phẩm điểu” hay là “nhất phẩm đương triều”. Và sách cổ có ghi lại rất nhiều điều liên quan tới đức tính của chim Hạc, nhìn một cách tổng quát, Hạc giống như một người quân tử, không dâm, không dục; trong sạch thuần khiết, tiếng kêu thánh thót, sánh với nhân tài; vậy nên, thời xưa, trong sắc lệnh chiêu mộ hiền sỹ còn được gọi là “hạc bản”, những thứ trên “hạc bản” được gọi là ” hạc thư” hoặc “hạc đầu thư”, những người tu hành và có tiếng tăm tốt được gọi là “hạc minh chi sĩ”.

Vậy nên, xưa – nay, nhiều người thường dùng hình tượng chim Hạc (như tranh để treo trong nhà,hay hình khối chim Hạc đặt ở vườn hoặc hòn non bộ, v.v) để mong may mắn, trường thọ và lấy đó làm dăn mình. Nhưng mỗi hình dáng và vị trí đặt Hạc còn tượng trưng cho một ý nghĩa riêng trong bức tranh đồng mỹ nghệ Tùng Hạc Trường Xuân:

Hình dáng con hạc đứng trên phiến đá trước sóng triều ngụ ý tới phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, mang lại may mắn và ấm êm.

Hạc đang bay vút lên trời, tượng trưng cho một thế giới bên kia tốt đẹp, phiêu du; bởi vì khi ai đó chết đi, linh hồn của người ấy sẽ ngồi trên lưng Hạc và được Hạc chở lên thiên đường.

Hình ảnh chim Hạc thấp thoáng giữa những đám mây, lại tượng trưng cho tuổi thọ, sự uyên bác, sáng suốt và cuộc sống vương giả; hình ảnh ấy còn hàm ý chủ nhân đang vươn tới một vị trí cao, đầy quyền lực.

Hình ảnh bầy Hạc đang nô đùa xung quanh những cây Tùng, cây Thông tượng trưng cho sức chịu đựng dẻo dai, kiên cường của gia chủ để có được một cuộc sống danh tiếng, giàu sang.