Công dụng của kiệu bát cống long đình
- Rước kiệu trong lễ hội: Kiệu Bát Cống Long Đình thường được sử dụng để rước các tượng thánh, thần, hay các bậc tiền bối có công với làng nước trong các lễ hội dân gian.
- Thờ cúng: Kiệu cũng có thể được sử dụng trong các nghi thức thờ cúng trang trọng, đặt trong đình, đền hoặc chùa để tăng thêm phần trang nghiêm.
Kết cấu
Khác với kết cấu của kiệu bát cống bành, kiệu bát cống long đình không sử dụng bành kiệu mà thay vào đó là phần long đình.
Xem thêm: Kiệu bát cống – Kiệu rước 8 người khiêng sơn son thếp vàng
Long đình:
Về cấu trúc kiệu long đình, được chia làm 3 phần :
1. Phần đỉnh kiệu long đình : còn gọi là mui vẹm bốn mái, phía trên có lâu 4 mặt có thể luồn dây lụa đỏ để ràng cả 3 phần kiệu chắc chắn khi rước.
2. Phần thân kiệu long đình : còn gọi là long cung; phần này 3 mặt như nhau, mặt hậu có tấm chấn thủy được chạm khắc theo tích long cuốn thủy. Hai bên bức long cuốn thủy này là hai con rồng chầu tam cấp, phía trước chấn thủy có thể có 2 nghê chầu. Khác với li xa, kiệu long đình có hai tầm võng : võng 2 là dây leo, võng 1 là rồng chầu nguyệt.
3. Phần đế kiệu long đình : hay còn gọi là án gian, hình thức giống như 1 cái án gian chạm khắc 4 mặt. Tuy nhiên phần này của kiệu long đình có các lỗ để luồn đòn khiêng kiệu (chiếc đòn này còn gọi là đòn đầu rồng đuôi tôm).
Đòn kiệu:
Kiệu bát cống có 3 loại đòn: đòn dọc, đòn ngang và đòn khiêng.
Đòn dọc: Phần đầu là hình đầu rồng phần cuối là hình đuôi rồng. Kiệu khi chồng lên, 2 đòn đặt song song và có 2 thanh ngang nối 2 đòn dọc tạo thành mặt phẳng thứ nhất đội bành kiệu.
Đòn ngang: Gồm 2 đòn song song, mỗi đòn gồm 2 đầu rồng hướng ra ngoài tạo thành mặt phẳng thứ 2 đội 2 thanh đòn dọc.
Đòn khiêng: Gồm 4 đòn đặt dưới đầu của 2 đòn ngang tạo thành mặt phẳng thứ 3 với 8 hình đầu rồng. Ở mỗi đầu để đặt lên vai người khiêng kiệu gọi là chân kiệu, hàng hóa hoặc hùng đô, giai đô… 4 đòn khiêng được đặt cùng chiều với 2 đòn dọc.